BỊ HẠI RÚT ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA ĐƯỢC KHÔNG?
1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TÌNH HUỐNG NGƯỜI BỊ HẠI HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI BỊ HẠI RÚT ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ
a. Các trường hợp người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ rút đơn yêu cầu khởi tố
Hiện nay, Bộ luật hình sự hiện hành đã mở rộng quy định về tình huống người bị hại có thể rút đơn yêu cầu khởi tố trong bất kỳ giai đoạn nào của vụ án. Theo đó, trong quá trình tố tụng từ giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử dược quy định tại khoản 2, 3 Điều 155 của Bộ luật tố tụng hình sự. Trong đó:
– Trường hợp người đã có yêu cầu khởi tố rút đơn yêu cầu thù vụ án phải được đình chỉ, trừ khi có căn cứ xác định người đã rút yêu cầu khởi tố trái ý muốn của họ như bị ép buộc, cưỡng bức thì đã rút yêu cầu khởi tố nhưng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án vẫn sẽ tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự.
– Trường hợp bị hại hoặc người đại diện của người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lần nữa, chỉ trừ trường hợp rút yêu cầu do bị cưỡng ép, cưỡng bức trái ý chí của họ.
– Chỉ được khởi tố vụ án theo các căn cứ tại khoản 1 của các Điều 134, 135, 136, 138,139, 141, 143, 155 và 156 Bộ luật hình sự khi đã có yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ như: người bị hại dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tinh thần hoặc thể chất, hay đã chết.
b. Chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố
Theo quy định tại khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự :”Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, CƠ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”.
Theo đó, chủ thể có quyền thực hiện việc yêu cầu này là người đã có yêu cầu khởi tố. Như vậy, người đã rút khởi tố là người bị hại hoặc người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo uỷ quyền của người bị hại.
2. HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI NGƯỜI CÓ YÊU CẦU KHỞI TỐ ĐÃ RÚT ĐƠN KHỞI TỐ
Theo đó, khi đã có đơn rút yêu cầu khởi tố vụ án trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng thì:
– Khi người bị hại hoặc đại diện của người bị hại có yêu cầu rút đơn khởi tố thì vụ án hình sự phải được đình chỉ;
– Nếu trường hợp có căn cứ để xác định người bị hại đã có yêu cầu rút đơn khởi tố nhưng bị trái với ý chí của họ do có yếu tố như bị ép buộc, cưỡng bức thì Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát, Toà án vẫn sẽ tiếp tục tiến hành quá trình tố tụng của vụ án;
– Trường hợp người bị hại hoặc đại diện của họ đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu khởi tố lại, trừ trường hợp yêu cầu đó có yếu tố bị ép buộc, cưỡng bức thực hiện và nếu có căn cứ chứng minh thì Cơ quan tố tụng sẽ tiếp tục tiến hành quá trình tố tụng đối với vụ án;
– Trường hợp vụ án có nhiều bị hại, một trong số các bị hại hoặc một bị hại có yêu cầu rút đơn khởi tố thì Cơ quan tố tụng sẽ vẫn tiếp tục quá trình tố tụng đó;
– Trường hợp người bị hại chỉ rút yêu cầu khởi tố đối với một hoặc một số bị can (bị cáo), không rút yêu cầu khởi tố đối với với một hay một số bị can (bị cáo) còn lại thì vụ án vẫn sẽ được tiếp tục và bị cáo (bị can) được yêu cầu rút đơn sẽ nhận được quyết định đình chỉ với bị can đó.
3. TRƯỜNG HỢP NGƯỜI BỊ HẠI HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA HỌ CÓ YÊU CẦU RÚT ĐƠN KHỞI TỐ TRONG GIA ĐOẠN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA
Theo đó, nếu người bị hại hay người đại diện của họ đã có yêu cầu tự nguyện rút đơn khởi tố trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan cảnh sát điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án theo căn cứ tại Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự :
– Trường hợp có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;
– Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không có căn cứ chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
Như vậy, khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại được quyền làm đơn tự nguyện về việc rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án đối với bị can trong giai đoạn điều tra. Khi đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra vụ án đó dựa trên căn cứ tại Khoản 1 Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
4. TRƯỜNG HỢP NGƯỜI BỊ HẠI HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA HỌ CÓ YÊU CẦU RÚT ĐƠN KHỞI TỐ TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ TẠI VIỆN KIỂM SÁT
Nếu tội phạm đã được khởi tố thuộc các trường hợp khởi tố dựa trên yêu cầu tự nguyện thì Viện kiểm sát sẽ có quyết định đình chỉ vụ án dựa trên căn cứ khoản 1 Điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có các căn cứ chứng minh theo quy định tại Điều 16 hay Điều 29 hay khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
5. TRƯỜNG HỢP NGƯỜI BỊ HẠI HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA HỌ CÓ YÊU CẦU RÚT ĐƠN KHỞI TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN
Tại giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu tội phạm thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu mà người đã yêu cầu là người bị hại hay người đại diện hợp phháp của họ tự nguyện rút yêu cầu thì Thẩm phán, chủ toạ phiên toà ra quyết định đình chỉ vụ án trên căn cứ khoản 1 Điều 282 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
Chứa một trong các căn cứ được quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này.
Là người bị hại hay người đại diện hợp pháp của họ đã tự nguyện rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đó.
Trên đây là bài viết BỊ HẠI RÚT ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA ĐƯỢC KHÔNG? Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!