Doanh nghiệp, Dịch vụ khác, Luật sư và tư vấn viên

Đầu tư vào Việt Nam – Các nhà đầu tư Trung Quốc cần lưu ý những gì?

Đầu tư vào Việt Nam – Các nhà đầu tư Trung Quốc cần lưu ý những gì?

1. Hiệp định song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết hơn 50 Hiệp định song phương. Một số Hiệp định song phương tiêu biểu như sau:

1991 Hiệp định thương mại Việt – Trung
1992 Hiệp định đầu tư song phương Việt – Trung
1992 Hiệp định hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc
1992 Hiệp định giữa Trung Quốc và Việt Nam về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư lẫn nhau
1993 Hiệp định thanh toán hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
1994 Hiệp định về quá cảnh hàng hóa
1994 Hiệp định về đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và thừa nhận lẫn nhau
1994 Hiệp định thành lập Ủy ban hợp tác kinh tế và thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
1995 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
1996 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn thuế đối với thuế đánh vào thu nhập
1998 Hiệp định mua bán hàng hóa biên giới Việt – Trung
2007 Hiệp định về bảo vệ và kiểm dịch thực vật giữa Việt Nam và Trung Quốc
2016 Hiệp định thương mại biên giới Việt – Trung
2017-2021 Kế hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2017-2021 (hai bên xác định 7 lĩnh vực hợp tác trọng điểm, bao gồm: (i) Nông nghiệp và Thủy sản; (ii) Giao thông vận tải; (iii) Năng lượng; (iv) Khoáng sản; (v) Sản xuất và công nghiệp hỗ trợ; (vi) Dịch vụ; và (vii) Hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”)

2. Hiệp định đa phương bao gồm Việt Nam và Trung Quốc

1996 Hội nghị Á-Âu (ASEM)
2002 Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc
2020 Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

3. Địa bàn đầu tư

Số tỉnh, thành phố được đầu tư: 42

Phân bố: Khắp cả nước từ Bắc vào Nam

Top điểm đến đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam gồm: Hà Nội; Bắc Ninh; Bắc Giang; Quảng Ninh; Thái Nguyên; Thành phố Hồ Chí Minh; Đồng Nai.

4. Các lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam

Trong thời gian qua, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã được mở rộng và phân loại thành các lĩnh vực cụ thể như sau:

– Lĩnh vực truyền thống: Bao gồm các dự án đầu tư vào nhà hàng, khách sạn, và hàng tiêu dùng.

– Lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo: Sản xuất: Điện tử, sản xuất lốp xe, dệt may, và da giày. Công nghiệp hỗ trợ: Sơn phủ và mực in.

– Dự án quy mô lớn và công nghệ cao: Năng lượng và hạ tầng: Đầu tư vào năng lượng, hạ tầng khu công nghiệp, nhà ở xã hội, bến cảng thủy nội địa. Sản xuất và nghiên cứu: Sản xuất ô tô, nghiên cứu và phát triển, cũng như xây dựng chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

– Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư: Đổi mới sáng tạo: Đầu tư vào các dự án liên quan đến đổi mới sáng tạo, năng lượng tái tạo, và đô thị thông minh.

– Công nghệ cao: Bao gồm điện tử, công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, vật liệu bán dẫn, sản phẩm dùng cho chuyển đổi xanh, và năng lượng sạch.

5. Hình thức đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam

Các dự án của Trung Quốc chủ yếu đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài (chiếm khoảng 67% tổng vốn), ngoài ra còn có hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO (khoảng 18%) và hình thức kiên doanh, góp vốn vào công ty cổ phần (15%).

Trên đây là bài viết về Đầu tư vào Việt Nam – Các nhà đầu tư Trung Quốc cần lưu ý những gì? Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.