NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH
1/ Chính sách phát triển đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện ảnh vào Việt Nam
Theo Điều 6 Luật Điện ảnh 2022 thì để đẩy mạnh sự phát triển điện ảnh Việt Nam thì nhà nước có một số chính sách như:
(1) Nhà nước có chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện phát triển tài năng điện ảnh, ưu tiên hỗ trợ tài năng trẻ; đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực điện ảnh.
(2) Nhà nước ưu tiên đầu tư, xây dựng một số cơ sở đào tạo, ngành đào tạo về điện ảnh đạt tiêu chuẩn quốc tế; hỗ trợ các cơ sở đào tạo về văn hóa nghệ thuật đào tạo chuyên ngành hoặc liên kết đào tạo điện ảnh ở trong nước và nước ngoài.
(3) Nhà nước khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, chuyển giao công nghệ nhằm phát triển nguồn nhân lực điện ảnh phục vụ sản xuất, phát hành, phổ biến phim thông qua triển khai các chương trình, dự án của Nhà nước và hợp tác với nước ngoài; kết hợp đào tạo nguồn nhân lực điện ảnh với nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.
2/ Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực điện ảnh
Căn cứ Điều 8 Luật Điện ảnh 2022 quy định về việc hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động điện ảnh như sau:
Hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động điện ảnh
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hợp tác đầu tư với cơ sở điện ảnh Việt Nam để sản xuất, phát hành, phổ biến phim theo quy định của pháp luật về đầu tư dưới hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, trong đó, phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51 % vốn điều lệ;
b) Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Nhà văn hóa, đơn vị chiếu phim, câu lạc bộ và hiệp hội chiếu phim công cộng, đội chiếu phim lưu động của Việt Nam không được phép tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Như vậy, nhà đầu từ nước ngoài được phép hợp tác đầu tư với cơ sở điện ảnh Việt Nam để sản xuất, phát hành, phổ biến phim theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, thì nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo phần vốn góp không vượt quá 51 % vốn điều lệ.
Lưu ý: Nhà văn hóa, đơn vị chiếu phim, câu lạc bộ và hiệp hội chiếu phim công cộng, đội chiếu phim lưu động của Việt Nam không được phép tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Những lưu ý đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào điện ảnh Việt Nam
Căn cứ Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 quy định về những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh như sau:
Những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh
…
Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Phát hành, phổ biến phim trong rạp chiếu phim, trên hệ thống truyền hình và địa điểm chiếu phim công cộng mà không có Giấy phép phân loại phim của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh (sau đây gọi là Giấy phép phân loại phim) hoặc Quyết định phát sóng của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình (sau đây gọi là Quyết định phát sóng);
b) Phổ biến phim trên không gian mạng mà không phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim theo quy định của Luật này;
c) Thay đổi, làm sai lệch nội dung phim và kết quả phân loại phim đối với phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
d) Sản xuất, phát hành, phổ biến phim, lưu chiểu, lưu trữ phim không tuân thủ quy định của Luật này, Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
e) Sao chép phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim, trừ trường hợp Luật sở hữu trí tuệ có quy định khác;
g) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng;
h) Thẩm định, cấp Giấy phép phân loại phim trái quy định của pháp luật.
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào điện ảnh Việt Nam cần tránh phát hành, phổ biến phim trong rạp chiếu phim, trên hệ thống truyền hình và địa điểm chiếu phim công cộng mà không có Giấy phép phân loại phim của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc Quyết định phát sóng của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình;…và một số hành vi khác theo quy định nêu trên.
Trên đây là bài viết của Luật Nguyên Phát về NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH. Trong trường hợp quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về những vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ ngay với Luật Nguyên Phát qua Hotline 1900 633 390.