Tin tức, Dịch vụ khác, Doanh nghiệp, Luật sư và tư vấn viên

ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2024

ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2024

1/ ĐIỀU KIỆN VỀ KINH TẾ

Tổ chức, cá nhân phải cung cấp các điều kiện vật chất cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp như nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, máy móc, thiết bị để thành lập doanh nghiệp. Đây là nhiệm vụ của nhà đầu tư cần thực hiện. Cơ sở để đầu tư là cam kết vốn dưới hình thức tiền, hàng hóa hiện vật hoặc các tài sản khác. Số vốn đầu tư thành lập trong mỗi tổ chức rất khác nhau tùy thuộc vào ngành và khả năng tài chính của nhà đầu tư. Trách nhiệm của nhà đầu tư là xác định số tiền cần và đủ để doanh nghiệp tồn tại, cạnh tranh và phát triển. Do thiếu khả năng cạnh tranh, các công ty mắc lỗi trong tính toán này có nguy cơ bị loại bỏ.

2/ ĐIỀU KIỆN VỀ PHÁP LÝ

Điều kiện pháp lý để thành lập doanh nghiệp gồm những điều kiện pháp luật quy định mà chủ đầu tư cần đáp ứng để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích quản lý nhà nước ở mỗi thời điểm, các điều kiện thành lập doanh nghiệp được kiểm soát theo chế độ tiền kiểm hoặc hậu kiểm.

“Tiền kiểm” là kiểm tra các điều kiện cần thiết trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chế độ “tiền kiểm” có nội dung là kiểm tra các điều kiện thành lập doanh nghiệp trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh thu nhận, thẩm định các giấy tờ liên quan và chỉ kiểm tra các điều kiện thuộc diện “tiền kiểm” để quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quy định về điều khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong pháp luật hiện hành là các điều kiện thuộc diện “tiền kiểm” – kiểm tra trước.

 “Hậu kiểm” là kiểm tra các điều kiện doanh nghiệp cần tuân thủ sau khi doanh nghiệp đã đăng ký thành lập và đi vào hoạt động. Các điều kiện thuộc diện hậu kiểm không bị kiểm tra khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp mà sẽ bị kiểm tra, giám sát trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, xử lý vi phạm khi bị phát hiện. Chế độ “hậu kiểm” hình thành do yêu cầu thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính trong thành lập và đăng ký doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam xác định rõ nguyên tắc tự giác, trung thực trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Theo nguyên tắc này, người thành lập doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 cùa Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp). Khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh không có nghĩa vụ kiểm soát, thẩm định các điều kiện thuộc diện hậu kiểm. Tuy nhiên, cùng với những cơ quan có thẩm quyền khác, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về điều kiện thành lập khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Chế độ “hậu kiểm” có ý nghĩa quan trọng trong việc đơn giản hoá thủ tục hành chính trong thành lập doanh nghiệp, tạo con đường gia nhập thị trường thông thoáng, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh thu hút vốn đầu tư tại Việt Nam.

a. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh:

Ngành nghề kinh doanh là yếu tố được rà soát khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục bị cấm kinh doanh. Danh mục ngành, nghề bị cấm kinh doanh có thể khác nhau ở các quốc gia và có thể thay đổi phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển. Hiện tại, pháp luật Việt Nam cấm kinh doanh đối với các hàng hoá, dịch vụ sau đây (Điều 6 Luật Đầu tư năm 2014, được sửa đổi, bổ sung năm 2016):

– Các chất ma túy (theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật Đầu tư năm 2014);

– Các loại hoá chất, khoáng vật (theo quy định tại Phụ lục 2 của Luật Đầu tư năm 2014);

– Mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật Đầu tư năm 2014;

– Kinh doanh mại dâm;

– Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

– Hoạt động kinh doanh Hên quan đến sinh sản vô tính trên người;

– Kinh doanh pháo nổ.

b. Điều kiện về tên doanh nghiệp:

Tên doanh nghiệp đặt đúng quy định và không trùng hay gây nhầm lẫn là điều kiện cần thiết và bắt buộc. Các quy định buộc thực hiện khi đặt tên doanh nghiệp nhằm mục tiêu dễ nhận biết sơ bộ về loại hình và đặc tính của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải hiển thị rõ loại hình doanh nghiệp (ví dụ: công ty cổ phần, công ty TNHH…). Bộ phận tên riêng của doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký, hoặc lạm dụng tên tuổi của cơ quan, tổ chức khác. Quy định này nhằm mục đích bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp sau khi thành lập.

c. Điều kiện về hồ sơ và lệ phí:

Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ và nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ hợp lệ là bộ hồ sơ có đủ các giấy tờ theo quy định và các giấy tờ được khai đúng và đầy đủ. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp được thành lập, nhà đầu tư cần chuẩn bị bộ hồ sơ với các loại giấy tờ khác nhau. Ví dụ: Một hồ sơ thành lập công ty cổ phần cần có đủ các loại giấy tờ sau đây (mỗi loại giấy tờ đều có mục đích cụ thể):

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (thể hiện yêu cầu, nguyện vọng của nhà đầu tư tại cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh);

– Điều lệ công ty (ghi nhận các quy tắc quản lý, hoạt động của doanh nghiệp);

– Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (để kiểm soát số lượng sáng lập viên tối thiểu và số cổ đông nước ngoài và tỉ lệ góp vốn cổ phần của họ);

– Bản sao các giấy tờ: Giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người thành lập doanh nghiệp, của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài hay đại diện của họ (thẻ căn cước, giấy chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu…); giấy tờ chứng thực tổ chức hợp pháp đăng ký thành lập doanh nghiệp (quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cần có thêm giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

Ngoài ra, nộp đủ lệ phí cũng là điều kiện bắt buộc để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thứ hai, điều kiện cần tuân thủ theo chế độ “hậu kiểm”:

d. Điều kiện về quyền thành lập doanh nghiệp của chủ thể đầu tư vốn:

Điều kiện về chủ thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp là điều kiện thuộc diện “hậu kiểm”. Chủ thể đầu tư vốn phải là tổ chức, cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp, không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định các đối tượng sau đây không có quyền thành lập doanh nghiệp:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Toà án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Nhà đầu tư tự rà soát đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp và đặc điểm nhân thân để xác định quyền thành lập doanh nghiệp cho mình. Neu thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không được thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp được thành lập bởi tổ chức, cá nhân bị cấm thành lập doanh nghiệp sẽ bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi bị phát hiện trong quá trình hậu kiểm. Trong một số trường hợp, xét thấy cần kiểm tra trước về nhân thân người thành lập doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền yêu cầu người đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

e. Điều kiện về vốn pháp định:

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu do pháp luật quy định đối với một số ngành, nghề kinh doanh, được quy định trong pháp luật chuyên ngành như pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật chứng khoán, pháp luật về các tổ chức tín dụng… Đối với những ngành, nghề cần có đủ vốn pháp định, nhà đầu tư phải đảm bảo mức vốn này từ khi thành lập và phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, vốn pháp định được quy định theo ngành, nghề kinh doanh và hiện tại, vốn pháp định được quy định đối với một số ngành, nghề như kinh doanh vàng, các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, dịch vụ mua bán nợ… Tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp không phải nộp giấy tờ chứng minh điều kiện về vốn pháp định.

Trên đây là bài viết về ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2024. Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.