Dịch vụ khác, Doanh nghiệp, Luật sư và tư vấn viên, Tư vấn đầu tư

AI CÓ QUYỀN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP? 

AI CÓ QUYỀN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP? 

1/ ĐỐI TƯỢNG CÓ QUYỀN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Thành lập doanh nghiệp cho phép tạo lập mới một chủ thể kinh doanh. Khi tham gia vào thị trường, doanh nghiệp sẽ trở thành chủ thể của các giao dịch dân sự, thương mại, lao động…, tạo ra và chịu trách nhiệm về các quyền và nghĩa vụ tài sản. Tuy nhiên, chỉ những tổ chức và cá nhân được công nhận bởi pháp luật mới được phép thành lập doanh nghiệp để đảm bảo rằng đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là tổ chức, cá nhân có đủ khả năng và điều kiện phù hợp để chịu trách nhiệm về doanh nghiệp do mình khởi tạo.

2/ CHỦ THỂ THÀNH LẬP LÀ CÁ NHÂN

Cá nhân và tổ chức, cả trong và ngoài nước, đều có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam là nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam. Theo qui định của pháp luật, công dân được đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được thành lập doanh nghiệp là thể hiện công dân bình đẳng trước pháp luật trong lĩnh vực trên thị trường. Do đó, khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mọi công dân đều được thành lập doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, dù là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đều có quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp, miễn không thuộc các trường hợp cấm trong quy định. Chủ thể thành lập doanh nghiệp là cá nhân thì cá nhân đó phải có đủ năng lực hành vi dân sự để đảm bảo có thể chịu trách nhiệm với doanh nghiệp mình thành lập.

Trường hợp cá nhân thành lập công ty tại Việt Nam là người nước ngoài thì buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư theo văn bản quy định của pháp luật để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

3/ CHỦ THỂ THÀNH LẬP LÀ TỔ CHỨC

Đối với chủ thể thành lập doanh nghiệp là tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân. Đồng thời, chủ thể chỉ có thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp khi có tài sản độc lập và có khả năng chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều có quyền thành lập doanh nghiệp mà không cần phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.

4/ ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CÓ QUYỀN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, quyền thành lập doanh nghiệp của một số cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự và của một số tổ chức có tư cách pháp nhân sẽ bị loại bỏ. Căn cứ tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định các tổ chức, cá nhân sau không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp:

– Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan tại ngũ trong các lực lượng vũ trang bị cấm thành lập doanh nghiệp vì các lý do phòng chống tham nhũng, phòng chống cạnh tranh không lành mạnh, phòng ngừa nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến công vụ và chức trách đã được trả lương của họ;

– Cá nhân đang trong thời gian bị mất, bị hạn chế quyền công dân;

– Tổ chức sử dụng sai mục đích các nguồn ngân sách nhà nước được cấp, nhằm thu lợi riêng cho cơ quan đơn vị;

– Một số trường hợp khác theo quy định pháp luật hiện hành (Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014)…

Pháp luật doanh nghiệp của mỗi quốc gia có quy định các đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp với phạm vi cấm đoán khác nhau, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý đối với mỗi nền kinh tế.

5/ ĐỐI TƯỢNG BỊ HẠN CHẾ QUYỀN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP?

Bên cạnh những đối tượng không được thành lập doanh nghiệp thì pháp luật cũng có quy định rõ về những trường hợp bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14:

– Thành viên hợp danh không được trở thành chủ doanh nghiệp.

– Trừ trường hợp thành viên hợp danh nhận được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại, nếu không thì không được trở thành thành viên hợp danh của công ty khác.

Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14: Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, chủ doanh nghiệp tư nhân không được là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Trên đây là bài viết về AI CÓ QUYỀN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP? Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.