Quy trình kết hôn với người Hàn Quốc
1. Dịch vụ tư vấn kết hôn với người Hàn Quốc từ những chuyên gia là phương án mà các bạn nên tính tới để việc kết hôn đạt kết quả như mong muốn.
Kết hôn với người Hàn Quốc rồi sang Hàn Quốc để sinh sống và làm việc là mong muốn của khá nhiều bạn. Thế nhưng, để có thể đặt chân lên trên đất nước Hàn Quốc là điều không hề đơn giản và các bạn sẽ phải trải qua một quy trình kéo dài từ 3 cho tới 4 tháng. Bắt đầu từ việc chuẩn bị giấy tờ rồi đăng ký kết hôn, tiếp theo là ghi chú kết hôn và cuối cùng là xin visa kết hôn.
Mỗi một bước nói trên sẽ có những khó khăn, vướng mắc nhất định mà nếu tự mình thực hiện các bạn sẽ không biết phải làm như thế nào để có thể giải quyết được những vướng mắc đó.
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn kết hôn với người Hàn Quốc theo quy định mới nhất của pháp luật.
2. Tư vấn kết hôn với người Hàn Quốc
Để hiểu rõ hơn về việc kết hôn với người Hàn Quốc, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở những nội dung sau:
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc;
Giấy tờ cần chuẩn bị khi kết hôn với người Hàn Quốc;
Quy trình đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc;
Ghi chú kết hôn với người Hàn Quốc.
3. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc
Việc đầu tiên mà nam, nữ người Việt và người Hàn Quốc cần làm đó là lựa chọn Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn.
Theo đó, cặp đôi có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc tại cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc. Nếu là đăng ký kết hôn tại Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì bạn có thể đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện, nơi một trong hai bên đang cư trú hoặc tại Sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc.
Trường hợp đăng ký kết hôn tại Cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc thì cặp đôi chỉ có thể đăng ký kết hôn tại Hàn Quốc mà không thể đăng ký kết hôn tại Sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam.
Thông thường, nếu đang cùng cư trú tại Việt Nam thì các bạn nên kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Trường hợp, đang cùng cư trú tại Hàn Quốc thì nên kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc.
Trường hợp mỗi người cư trú tại một quốc gia thì các bạn cân nhắc lựa chọn. Nếu người Hàn có thể về Việt Nam được nhiều lần hoặc 1 lần nhưng ở lại Việt Nam khoảng 1 tháng thì nên kết hôn tại Việt Nam rồi ghi chú kết hôn tại Hàn Quốc. Trong trường hợp người Hàn không thể thu xếp thời gian về Việt Nam thì các bạn có thể lựa chọn kết hôn vắng mặt người Việt tại Hàn Quốc.
Tới đây, chúng ta đã xác định được cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc. Một trong những nội dung của tư vấn kết hôn với người Hàn Quốc.
4. Giấy tờ cần chuẩn bị khi kết hôn với người Hàn Quốc
a) Đăng ký kết hôn tại Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
Trường hợp lựa chọn kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, các bạn sẽ bám theo quy định tại Điều 10, Khoản 1, Điều 38, Luật Hộ tịch 2014, được hướng dẫn bởi Điều 30, Nghị định 123/NĐ-CP. Chi tiết như sau:
“Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn
Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn
Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;
b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
- Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
- Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.
Điều 10. Hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”
b) Đăng ký kết hôn tại Cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc
Phần lớn các trường hợp cặp đôi mỗi người cư trú tại một quốc gia sẽ lựa chọn đăng ký kết hôn tại cơ quan này. Điểm đặc biệt đối với việc đăng ký kết hôn tại cơ quan này đó là người Hàn có thể thực hiện việc đăng ký kết hôn mà không cần có mặt của người Việt.
Do đó, người Việt chỉ cần chuẩn bị giấy tờ cần thiết rồi gửi sang Hàn Quốc để người Hàn đăng ký kết hôn. Sau khi đăng ký kết hôn xong, người Hàn sẽ gửi giấy tờ về Việt Nam để người Việt ghi chú kết hôn.
Các giấy tờ cần chuẩn bị gồm:
- Giấy tờ tùy thân;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy khám sức khỏe kết hôn;
- Giấy tờ chứng minh không phạm tội;
- Giấy khai sinh.
Các giấy tờ nêu trên cần được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi sử dụng tại Hàn Quốc.
Lưu ý: Thời gian gần đây, ngoài giấy tờ mà người Việt gửi sang thì người Hàn cần phải xin Giấy đủ điều kiện kết hôn do Sứ quán của Việt Nam tại Hàn Quốc cấp.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, người Việt sẽ chuyển phát giấy tờ qua đường bưu điện sang Hàn Quốc cho người Hàn. Sau khi nhận giấy tờ, người Hàn sẽ tới cơ quan đăng ký hộ tịch để đăng ký kết hôn mà không cần có mặt người Việt.
Tới đây, chúng ta đã tìm hiểu xong về hồ sơ kết hôn với người Hàn Quốc. Một trong những nội dung của tư vấn kết hôn với người Hàn Quốc.
5. Quy trình đăng ký kết hôn
Dù kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hay Hàn Quốc, cặp đôi sẽ thực hiện theo quy trình gồm các bước sau:
Bước 1: Có mặt tại cơ quan có thẩm quyền;
Bước 2: Xuất trình giấy tờ tùy thân và nộp hồ sơ đã chuẩn bị;
Bước 3: Chuyên viên bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ. Nếu có sai sót thì thông báo để cặp đôi khắc phục. Nếu đúng, đủ thì tiếp nhận và hẹn trả kết quả;
Bước 4: Tới lịch trả kết quả, quay trở lại để nhận kết quả đăng ký kết hôn.
Lưu ý, kết quả đăng ký kết hôn tại Hàn Quốc là việc nhập thông tin của người Việt vào thông tin nhân thân của người Hàn trên sổ hộ tịch điện tử và không cấp giấy kết hôn như tại Việt Nam.
Tới đây, chúng ta đã tìm hiểu xong quy trình kết hôn với người Hàn Quốc. Một trong những nội dung tư vấn kết hôn với người Hàn Quốc.
6. Ghi chú kết hôn với người Hàn Quốc
Sau khi hoàn tất việc kết hôn tại một trong hai cơ quan có thẩm quyền đã nêu, cặp đôi sẽ ghi chú kết hôn tại cơ quan còn lại.
Ví dụ: Kết hôn tại Việt Nam thì ghi chú kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc. Kết hôn tại Hàn Quốc thì ghi chú kết hôn tại Việt Nam.
Đây là thủ tục quan trọng để pháp luật của Việt Nam và Hàn Quốc cùng công nhận quan hệ hôn nhân của cặp đôi và là tiền đề để bảo lãnh định cư tại Hàn Quốc cho người Việt hoặc tại Việt Nam cho người Hàn.
Tới đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về ghi chú kết hôn với người Hàn Quốc. Một trong những nội dung của tư vấn kết hôn với người Hàn Quốc.
Trên đây là bài viết về quy trình kết hôn với người Hàn Quốc. Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!