Dịch vụ khác, Hôn nhân và Gia đình, Luật sư và tư vấn viên

BỊ NGĂN CẢN QUYỀN THĂM CON SAU KHI LY HÔN THÌ PHẢI LÀM GÌ?

BỊ NGĂN CẢN QUYỀN THĂM CON SAU KHI LY HÔN THÌ PHẢI LÀM GÌ?

1/ QUYỀN THĂM CON SAU KHI LY HÔN ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Ly hôn không làm chấm dứt quan hệ giữa cha mẹ và con cái, sau ly hôn Tòa án sẽ giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, người không trực tiếp nuôi dưỡng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với con chung.

Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và Điều 83 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho đứa trẻ, luật pháp luôn có những quy định rất nhân văn, đảm bảo cho trẻ em được sinh sống và phát triển đầy đủ về mọi mặt thể chất lẫn tinh thần. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có quyền thăm con mà không ai được cản trở.

2/ QUYỀN THĂM CON BỊ TOÀ ÁN HẠN CHẾ TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp được quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình.

“Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợpsau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

b) Phá tán tài sản của con.

c) Có lối sống đồi trụy.

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”

Những hành vi trên đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhận thức của con trẻ, tâm lý và nhận thức có thể bị lệch lạc vì chưa hiểu biết. Do đó, người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con nếu nhận thấy cha/mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng có các hành vi trên.

3/ HƯỚNG GIẢI QUYẾT KHI BỊ NGĂN CẢN QUYỀN THĂM CON

a, Thỏa thuận giữa 02 vợ chồng

Trên thực tế, khi giải quyết ly hôn Tòa án không ghi cụ thể về quyền thăm nom của người không trực tiếp nuôi dưỡng, giữa người trực tiếp nuôi dưỡng và người không trực tiếp nuôi dưỡng thường xảy ra những mâu thuẫn về việc thăm nom như: Thời gian thăm con bao lâu, địa điểm gặp con ở đâu, đưa con đến đâu, số lần thăm con trên 1 tuần,… Khi không thống nhất được thì dễ dẫn đến trường hợp bị ngăn cản việc thăm nom do không phù hợp với thời gian sinh hoạt của con hoặc những lí do khác.

Cách đơn giản nhất để giải quyết là thương lượng, hai bên có thể ngồi lại thống nhất với nhau về vấn đề này, việc đưa đón gặp gỡ con cái, thời gian gặp gỡ con, kế hoạch cụ thể về số lần găp gỡ để đảm bảo được thời gian sinh hoạt và học tập của trẻ. Quyền được thăm nom con là một quyền quan trọng cần được đảm bảo, việc ngăn cản sẽ khiến đứa trẻ thiếu đi tình thương của cha/mẹ và là một sự thiệt thòi rất lớn cho sự phát triển tâm sinh lý.

b, Khởi kiện ra Tòa án

Trong trường hợp bị ngăn cản quyền thăm nom mà không thể thỏa thuận được, thì người có quyền thăm nom có thể nộp đơn đến cơ quan thi hành án yêu cầu thi hành án hoặc khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu người trực tiếp nuôi dưỡng không được ngăn cản người không trực tiếp nuôi dưỡng thực hiện quyền của mình.

c, Thuê Luật sư chuyên giải quyết ly hôn

Tùy vào mức độ và nhu cầu, người bị ngăn cản thăm nom có thể nhờ Luật sư tham gia hướng dẫn, can thiệp trực tiếp để thương lượng thỏa thuận với người đang trực tiếp nuôi dưỡng hoặc nhờ Luật sư soạn thảo các loại đơn từ và tham gia bảo về quyền và lợi ích tại Tòa án.

Trên đây là bài viết về BỊ NGĂN CẢN QUYỀN THĂM CON SAU KHI LY HÔN THÌ PHẢI LÀM GÌ? Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.