TOÀ ÁN BÁC BỎ ĐƠN LY HÔN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?
1/ BÁC ĐƠN LÀ GÌ?
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không có định nghĩa về bác đơn, tuy nhiên có thể hiểu, bác đơn là việc đơn khởi kiện bị Tòa án bác bỏ, cụ thể:
Đơn khởi kiện là hình thức ghi nhận quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn khởi kiện phải nêu rõ các vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết. Do đó, hiểu một cách đơn giản, bác đơn khởi kiện là việc Tòa án từ chối yêu cầu được nêu ra trong đơn khởi kiện của nguyên đơn và là quyết định được ghi nhận trong bản án của Tòa án sau khi đã thụ lý.
2/ TOÀ ÁN CĂN CỨ VÀO ĐÂU ĐỂ BÁC ĐƠN LY HÔN
Tòa án bác đơn xin ly hôn đơn phương trong trường hợp nếu tòa xét thấy vụ việc ly hôn không đáp ứng được các căn cứ; điều kiện để được ly hôn; hoặc là vụ việc ly hôn đơn phương vi phạm vào những trường hợp không được phép ly hôn do pháp luật hôn nhân và gia đình quy định. Cụ thể Tòa án có thể bác đơn ly hôn trong những trường hợp sau:
– Không có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được;
– Không có căn cứ về việc vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia;
– Người chồng yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3/ NHỮNG LÝ DO LY HÔN NÀO ĐƯỢC TOÀ CHẤP NHẬN?
Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu ly hôn khi có một trong các căn cứ sau:
– Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
– Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
4/ CÁCH GIẢI QUYẾT KHI BỊ TOÀ BÁC ĐƠN LY HÔN
Nộp đơn yêu cầu giải quyết lại lên tòa án
Các bên có quyền nộp đơn khởi kiện lại nếu đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
– Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
– Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
– Đã có đủ điều kiện khởi kiện;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là bài viết về TOÀ ÁN BÁC BỎ ĐƠN LY HÔN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO? Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!