ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN VỚI NGƯỜI ÚC? THỦ TỤC KẾT HÔN VỚI NGƯỜI ÚC NHƯ THẾ NÀO?
1/ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI ÚC
a. ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN Ở ÚC
– Không được đang trong tình trạng kết hôn với người khác;
– Không được kết hôn với cha mẹ, ông bà, con, cháu, anh chị em;
– Nam giới từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ giới từ đủ 18 tuổi trở lên, hoặc có sự đồng ý của tòa án về việc kết hôn trong độ tuổi từ 16-18;
– Sử dụng ngôn ngữ cụ thể trong buổi lễ;
– Hiểu được kết hôn có ý nghĩa gì và tự do chấp nhận trở thành vợ chồng của nhau;
– Gửi thông báo bằng văn bản về việc có dự định kết hôn đến người chứng hôn nhân trong thời gian quy định.
– Người không bị mất năng lực hành vi dân sự.
– Việc kết hôn không thuộc 1 trong những trường hợp cấm kết hôn sau:
+ Kết hôn giả tạo, li hôn giả tạo.
+ Tảo hôn, cưỡng ép việc kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở việc kết hôn.
+ Người đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn hay chung sống như vợ chồng với người khác hay người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đã có chồng hoặc có vợ.
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
>>> Thủ tục đăng kí kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam
b. ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN Ở VIỆT NAM
Điều kiện đăng kí kết hôn được quy định tại khoản 1 điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”
– Các trường hợp cấm kết hôn:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
c. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI ÚC
Công dân Việt muốn kết hôn với người nước ngoài phải tuân thủ quy định Pháp luật Việt Nam và pháp luật nước bên kia về điều kiện và thủ tục kết hôn. Cho nên việc bạn muốn đăng kí kết hôn tại Việt Nam hay tại Úc đều được pháp luật cho phép.
1. Giấy tờ cần chuẩn bị để đăng kí kết hôn tại Sở Tư Pháp
– Phía người bên Úc cần chuẩn bị:
+ Tuyên thệ độc thân và Không cản trở hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của Úc cấp.
+ Giấy khám sức khỏe chuyên khoa tâm thần.
+ Bản sao hộ chiếu/thẻ thường trú.
+ Hình 4×6
– Phía người ở Việt Nam cần chuẩn bị:
+ Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu).
+ Xác nhận tình trạng hôn nhân tại UBND cấp xã, phường nơi thường trú.
+ Giấy khám sức khỏe về tâm thần.
+ Bản sao hộ khẩu và CMND.
+ Hình 4×6
2. Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn với người Úc
– Hồ sơ chuẩn bị hoàn chỉnh và nộp tại Sở Tư pháp. Sau khi hồ sơ được nộp đầy đủ, Sở Tư pháp sẽ đặt lịch phỏng vấn sau 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
– Sau ngày phỏng vấn, cán bộ Sở Tư pháp sẽ hẹn ngày để ký giấy Đăng ký kết hôn (thông thường sẽ mất thêm 18 ngày). Vào ngày này, bắt buộc phải có sự hiện diện của cả hai vợ chồng để cùng ký tên trước mặt cán bộ Sở Tư pháp.
Lưu ý khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại sở tư pháp:
– Tên trên hộ chiếu/Thẻ thường trú của người ở Úc phải trùng với tên trên các giấy tờ liên quan như: Phán quyết ly hôn, Công hàm độc thân,…
– Phỏng vấn tại Sở tư pháp: cả hai người cần chuẩn bị hình ảnh chụp chung, hình ảnh cưới (nếu có), bằng chứng về sự liên hệ giữa hai người thường xuyên duy trì như: bill điện thoại, hình ảnh chat trên viber, skype,…
– Bên cạnh đó, cả hai đều phải nắm rõ thông tin về nhau như: gia đình, bạn bè,… để có sự nhất quán trong nội dung trả lời. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp ích cho những người chuẩn bị kết hôn và tiến hành hồ sơ bảo lãnh.
3. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là Sở tư pháp tỉnh/thành phố nơi công dân Việt Nam thường trú, nghĩa là Sở tư pháp nơi bạn đã từng cư trú khi ở Việt Nam.
Trên đây là ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN VỚI NGƯỜI ÚC? THỦ TỤC KẾT HÔN VỚI NGƯỜI ÚC NHƯ THẾ NÀO? Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!