CÓ ĐƯỢC THAY ĐỔI THOẢ THUẬN LY HÔN SAU KHI TOÀ ÁN LẬP BIÊN BẢN HOÀ GIẢI KHÔNG?
HOÀ GIẢI KHI LY HÔN LÀ GÌ?
Hòa giải khi ly hôn là một trong những thủ tục ly hôn, là việc vợ, chồng, bên thứ ba thương lượng, thỏa thuận về các vấn đề bao gồm:
– Các điều cần giải quyết khi ly hôn
– Thỏa thuận về việc sau khi Tòa án đã thụ lý vụ việc
– Hoạt động tố tụng do Tòa án trực tiếp tiến hành
Hòa giải khi ly hôn giúp các bên đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của mình, của đương sự mà họ đại diện. Ngoài ra, trong phiên hòa giải, Tòa án hướng dẫn, động viên các bên tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định.
NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH HÒA GIẢI KHI LY HÔN
Khi tiến hành hòa giải trong ly hôn, các bên đương sự và Tòa án cần tuân thủ nguyên tắc tiến hành hòa giải khi ly hôn cần căn cứ theo quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:
Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải
Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Thứ nhất, hòa giải phải có sự tự nguyện thỏa thuận giữa các đương sự.
Theo quy định này, Tòa án phải tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận giữa các đương sự. Các thỏa thuận không được thỏa thuận bằng cách dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của đương sự.
Khi các đương sự tự nguyện thỏa thuận tức là các đương sự tự lựa chọn, quyết định các vấn đề tranh chấp bằng hòa giải, thương lượng giải quyết các vấn đề khi ly hôn.
Thứ hai, việc hòa giải không trái pháp luật, đạo đức xã hội
Tòa án hòa giải đáp ứng các điều kiện như sau:
– Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục hòa giải và phạm vi hòa giải vụ án dân sự theo quy định của pháp luật.
– Nội dung thỏa thuận của các đương sự không trái với quy định của pháp luật và trái với đạo đức xã hội.
Như vậy, khi tiến hành hòa giải tại tòa án, các bên và Tòa án cần tuân thủ các nguyên tắc nên trên để đảm bảo điều kiện tốt nhất.
CÓ ĐƯỢC THAY ĐỔI THOẢ THUẬN LY HÔN SAU KHI TOÀ ÁN LẬP BIÊN BẢN HOÀ GIẢI KHÔNG?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 211 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
“1. Thư ký Tòa án phải lập biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và biên bản về việc hòa giải.”
Căn cứ quy định trên thì sau khi tiến hành hòa giải, Tòa án sẽ lập biên bản về việc hòa giải, trong đó có ghi những nội dung đã được đương sự thỏa thuận và những nội dung không được thỏa thuận.
Đối với trường hợp thuận tình ly hôn của vợ chồng bạn, hai bên đồng ý ly hôn và đã thỏa thuận được các vấn đề như nuôi con, cấp dưỡng nuôi con, chia tài sản, nợ chung… Do đó, Tòa án đã lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và sự thỏa thuận của 2 vợ chồng.
Theo khoản 1 Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
“1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.”
Theo đó sau 7 ngày kể từ ngày lập biên bản, nếu các bên vẫn không thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận, Tòa án phải ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự; quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
Như vậy nếu trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản, một trong hai bên thay đổi ý kiến về sự thoả thuận của mình và có văn bản gửi cho Toà án thì Tòa án sẽ không ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của hai vợ chồng mà sẽ xem xét để mở tiếp phiên hòa giải khác hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
DỊCH VỤ GIẢI QUYẾT LY HÔN NHANH – LUẬT NGUYÊN PHÁT
LUẬT NGUYÊN PHÁT đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nhiều năm nay để thực hiện ly hôn cho các khách hàng. Thường xuyên bám sát và tiếp xúc với Toà án để biết được sự thay đổi về hồ sơ và cách làm việc của các Toà án trên toàn quốc để có thể tư vấn và hỗ trợ khách hàng giải quyết thuận tiện và nhanh gọn nhất. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn và giải quyết chuyên nghiệp, tận tâm chúng tôi sẽ luôn cố gắng đem đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, cụ thể:
– Hỗ trợ tư vấn ly hôn miễn phí qua tổng đài 1900 633 390
– Hỗ trợ soạn thảo, hoàn thiện và thu nhập toàn bộ hồ sơ ly hôn cho khách hàng
– Đại diện cho khách hàng để làm việc, trao đổi với Toà án hoặc bên vợ/chồng để thuận tiện cho việc giải quyết ly hôn
– Hỗ trợ giải quyết ly hôn nhanh, rút ngắn thời gian giải quyết và giảm số lần lên Toà cho khách hàng
– Đồng hành cùng khách hàng mỗi lần lên Toà để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng
– Chi phí phù hợp chia thành nhiều lần thanh toán
Trên đây là quy định của pháp luật về CÓ ĐƯỢC THAY ĐỔI THOẢ THUẬN LY HÔN SAU KHI TOÀ ÁN LẬP BIÊN BẢN HOÀ GIẢI KHÔNG? Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số HOTLINE 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!