Hôn nhân và Gia đình, Luật sư và tư vấn viên

KHÔNG ĐI LÀM CÓ GIÀNH ĐƯỢC QUYỀN NUÔI CẢ HAI CON KHÔNG?

KHÔNG ĐI LÀM CÓ GIÀNH ĐƯỢC QUYỀN NUÔI CẢ HAI CON KHÔNG?

Theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình, khi ly hôn, vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con. Theo đó, Tòa án sẽ công nhận việc thỏa thuận của hai vợ, chồng. Vì câu hỏi của bạn không nêu rõ là chồng bạn đòi nuôi con khi bạn đã nộp đơn ly hôn chưa hay việc ly hôn của hai bạn đã thực hiện xong chưa.

Do đó, có thể xét đến hai trường hợp sau đây:

1. VIỆC LY HÔN ĐÃ ĐƯỢC THOẢ THUẬN

Trong trường hợp này, việc ly hôn đã hoàn tất. Do đó, việc Tòa giao con cho bạn nuôi được thực hiện theo thỏa thuận của hai vợ, chồng. Người không được trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng cho con đồng thời được quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

Và theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn chỉ thực hiện trong trường hợp, cha mẹ có thỏa thuận lại về việc người nuôi con hoặc người nuôi con không còn đủ điều kiện để nuôi con.

Do đó, với trường hợp của bạn, cha, mẹ không đạt được thống nhất về việc đổi người nuôi con cũng như bạn vẫn đủ điều kiện về mọi mặt để nuôi dưỡng cả hai con thì bạn hoàn toàn được tiếp tục nuôi dưỡng cả hai con.

  1. VIỆC LY HÔN CHƯA ĐƯỢC THOẢ THUẬN

Khi việc ly hôn chưa được Tòa án ra bản án hoặc quyết định mà trước đó hai vợ, chồng thỏa thuận việc nuôi con sau đó đổi ý thì Tòa án sẽ xem như vợ, chồng không thỏa thuận được và thực hiện theo khoản 2, khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình:

  1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo đó, nếu vợ, chồng không có thỏa thuận thì Tòa án căn cứ vào nhiều yếu tố trong đó có nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi; con dưới 36 tháng tuổi giao cho mẹ nuôi dưỡng trừ trường hợp không đủ điều kiện và quyền lợi về mọi mặt của con để giao con cho vợ hoặc chồng nuôi dưỡng sau khi ly hôn.

Theo tình huống của bạn, vì hai con đều đang dưới 36 tháng tuổi nên nếu bạn có đủ điều kiện để nuôi dưỡng cả hai bé thì bạn sẽ được ưu tiên nuôi cả hai bé và chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho các cháu.

Tuy nhiên, nếu bạn không có đủ điều kiện thì các bé có thể sẽ được giao cho người cha. Do đó, khi chồng bạn không muốn giao quyền nuôi cả hai con cho bạn thì Tòa án sẽ xem xét lại các điều kiện của cả hai người để quyết định giao con cho ai trong hai người nuôi dưỡng.

Bởi vậy, bạn cần phải chứng minh mình có đủ điều kiện nuôi cả hai con. Nếu hiện bạn đang thất nghiệp nhưng bạn vẫn có nguồn thu nhập khác cùng thời gian ở bên các con… thì hoàn toàn có phần thắng trong “cuộc chiến” giành quyền nuôi con này.

3. QUY ĐỊNH VỀ ĐỂ LẠI TÀI SẢN CHO CON CÁI SAU LY HÔN

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì sau khi cha mẹ ly hôn, con cái vẫn có thể nhận được tài sản từ cha mẹ trong những trường hợp sau:

– Sau khi phân chia tài sản chung vợ chồng, cha mẹ có quyền tặng cho một phần hoặc tặng cho toàn bộ tài sản của mình cho con sau thời kỳ công nhân;

– Khi cha mẹ qua đời thì người con sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất căn cứ theo quy định tại Điều 651 của Bộ luật dân sự năm 2015 và được hưởng phần di sản mà cha mẹ để lại trên thực tế. Lúc này thì tài sản đó được chia sau ly hôn cũng là một trong những di sản mà cha mẹ để lại.

Vì vậy có thể nói, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn chỉ là phần tài sản của vợ chồng mà không liên quan đến con cái. Việc phân chia tài sản cho con hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quyền quyết định của cha mẹ, chưa trường hợp con được xác định là đồng sở hữu tài sản với cha mẹ thì con sẽ được nhận phần tài sản mà mình sở hữu trong phân tích ở trên. Vì vậy để chia tài sản cho con khi ly hôn thì cha mẹ cần phải đạt được sự thỏa thuận về việc chia tài sản của mình cho những người con đó.

Trên đây là quy định của pháp luật về KHÔNG ĐI LÀM CÓ GIÀNH ĐƯỢC QUYỀN NUÔI CẢ HAI CON KHÔNG? Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.