XIN GIẤY PHÉP ATVSTP CHO CƠ SỞ SẢN XUẤT BÁNH KEM
Xin giấy phép ATTP cho cơ sở sản xuất bánh kem là điều bắt buộc tuy nhiên hiện có nhiều cửa hàng, xưởng sản xuất bánh kem đang loay hoay không biết phải xin như thế nào. Chính điều này khiến không ít ông chủ, bà chủ phải chịu xử phạt, thậm chí bị tước quyền kinh doanh.
Nếu quý doanh nghiệp đang trong thời gian sản xuất hay đang khởi đầu cho việc sản xuất, kinh doanh mà chưa có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất bánh kem của mình thì hãy xem bài viết sau đây LUẬT NGUYÊN PHÁT sẽ hướng dẫn cho quý doanh nghiệp một cách tốt nhất có thể.
1. SẢN XUẤT BÁNH KEM CÓ CẦN XIN GIẤY PHÉP ATTP KHÔNG?
Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
Theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì:
Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy rằng việc xin giấy phép vệ sinh ATTP cho cơ sở sản xuất bánh kem là điều bắt buộc mà các chủ cửa hàng, chủ cơ sở sản xuất cần phải tuân thủ. Trường hợp cố tình không thực hiện sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
2. HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH ATTP CHO CƠ SỞ SẢN XUẤT BÁNH KEM
2.1 Hồ sơ pháp lý
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề hợp lệ;
– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT.
2.2 Hồ sơ đăng ký
– Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BCT;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BCT;
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
3. DỊCH VỤ TƯ VẤN GIẤY PHÉP VS ATTP – LUẬT NGUYÊN PHÁT.
– Tư vấn miễn phí và hướng dẫn khách hàng đăng ký giấy phép hộ kinh doanh;
– Tư vấn đầy đủ về ngành nghề kinh doanh, sản xuất đúng với mô hình kinh doanh của khách hàng, đảm bảo ngành nghề phải được hoạt động tại trụ sở.
– Đại diện khách hàng đăng ký hồ sơ tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân Quận/Huyện, cung cấp cho khách hàng tài liệu về kiến thức an toàn thực phẩm, hỗ trợ khách hàng đăng ký thi, hướng dẫn khách hàng về cách thức dự thi, địa điểm và thời gian dự thi.
– Khảo sát tại cơ sở xin giấy phép an toàn thực phẩm, tư vấn khu vực sản xuất, chế biến theo nguyên tắc một chiều, tư vấn bảo quản thực phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm đúng theo quy chuẩn, khắc phục và hoàn thiện cơ sở để tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Soạn thảo hồ sơ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gửi cho khách hàng ký tên, đóng dấu.
– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để xuất trình cho đoàn thẩm định, hướng dẫn khách hàng tiếp đoàn thẩm định để có kết quả ĐẠT.
– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan, theo dõi hồ sơ cho đến khi có lịch thẩm định tại cơ sở, thông báo đến cho khách hàng.
– Theo dõi hồ sơ tại cơ quan cho đến khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
– Đại diện khách hàng nhận giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và giao tận nơi cho khách hàng.
Trên đây là quy định của pháp luật về XIN GIẤY PHÉP ATVSTP CHO CƠ SỞ SẢN XUẤT BÁNH KEM. Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!