Đất đai

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI ĐÃ CÓ SỔ ĐỎ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI ĐÃ CÓ SỔ ĐỎ

Đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không?

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Thực tế khi sử dụng đất, dù đất đã có sổ đỏ những vẫn có thể xảy ra các trường hợp như: nhầm lẫn khi chuyển nhượng, tặng cho hay thừa kế quyền sử dụng đất hoặc do sai sót trong quá trình đo đạc diện tích đất, kiểm tra đất,… làm phát sinh những mâu thuẫn giữa các bên trong quá trình sử dụng, dẫn đến việc tranh chấp đất đai dù đã có sổ đỏ.

Như vậy, đất đã có sổ đỏ vẫn có thể xảy ra tranh chấp và cũng khá phổ biến.

Các hướng giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ là gì?

Khi có tranh chấp đất xảy ra, thì sẽ có các hướng giải quyết như sau

Hòa giải tranh chấp đất đai

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”.

Như vậy, các bên tranh chấp được nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở, tuy nhiên kết quả giải quyết phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên.

– Ngoài ra, các bên hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.

Theo quy định trên, nếu các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để hòa giải.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện và Thẩm phán sẽ trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.

Còn đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Nếu hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp; nếu hòa giải không thành thì tùy vào từng trường hợp mà pháp luật có cách giải quyết khác nhau.

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Căn cứ khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013, thì đương sự khởi kiện tranh chấp đất có sổ đỏ tại Tòa án nếu đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định của Luật Đất đai 2013.

Như vậy, trong trường hợp các bên tranh chấp có Sổ đỏ hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất, sau khi hòa giải không thành nếu muốn giải quyết tranh chấp thì chỉ có sự lựa chọn duy nhất là phải khởi kiện tại Tòa án.

Giải đáp các thắc mắc về tranh chấp đất đai có sổ đỏ

Kiểm tra đất có tranh chấp không bằng cách nào?

Để kiểm tra đất có tranh chấp hay không thì có thể sử dụng những cách như sau:

– Liên hệ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc liên hệ trực tiếp công chức địa chính xã, phường, thị trấn nơi có đất để hỏi xem có ai đang gửi đơn giải quyết tranh chấp hay không hoặc tranh chấp đất thực tế.

– Liên hệ với cơ quan thi hành án dân sự để tìm hiểu xem thửa đất có liên quan đến việc thi hành bản án giải quyết tranh chấp đất đai hay không.

– Hỏi những người dân xung quanh hoặc người sử dụng đất liền kề.

– Xin thông tin đất đai tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất. (Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT)

Khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ như thế nào?

Việc khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ được thực hiện như sau

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

– Đơn khởi kiện

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Sổ đỏ hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.

– Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.

– Giấy tờ pháp lý của người khởi kiện;

– Các giấy tờ chứng minh khác.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện

Theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì có 3 hình thức nộp đơn như sau:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án;

– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3: Tòa thụ lý và giải quyết

– Nếu hồ sơ chưa đủ mà đúng thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án yêu cầu bổ sung.

– Nếu hồ sơ đủ:

+ Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.

+ Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án có thẩm quyền theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp cho Tòa.

+ Sau đó Tòa sẽ thụ lý.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 144, Điều 191, 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Bước 4: Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử

– Chuẩn bị xét xử: Thời hạn 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng.

Trong giai đoạn này Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên không hòa giải thành thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ thẩm (nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ).

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 203, khoản 1 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Án phí, lệ phí giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Phần A Danh mục án phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Mức án phí sơ thẩm đối với tranh chấp đất đai được xác định như sau:

STT TÊN ÁN PHÍ MỨC THU
01

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch

300.000 đồng
02 Đối với tranh chấp về dân sự có giá ngạch Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Có trường hợp nào tranh chấp đất đai có sổ đỏ nhưng vẫn bị mất đất không?

Hiện nay, có trường hợp đất đai có sổ đỏ những vẫn có thể xảy ra tranh chấp dẫn đến việc mất đất. Ví dụ như tranh chấp trong trường hợp sổ đỏ sai vị trí thửa đất hoặc tranh chấp đất đai nằm trên sổ đỏ hộ liền kề.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2013 thì khi có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận thì thuộc trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đã cấp.

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.