BỒI THƯỜNG THU HỒI ĐẤT LÂM NGHIỆP
Đất lâm nghiệp là gì?
Đất nông lâm nghiệp là từ được sử dụng để chỉ loại đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp. Đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp được sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật về đất đai là tại Luật Đất đai 1987. Cả đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp hiện nay được Luật Đất đai 2013 quy định là đất thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Như vậy, đất lâm nghiệp có thể được hiểu là những loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, mục đích sử dụng loại đất này là liên quan đến trồng trọt, đến các hoạt động lâm nghiệp. Tuy nhiên, tùy thuộc từng loại cụ thể mà mục đích sử dụng đất cũng có sự phân biệt. Hiện nay Luật Đất đai 2013 không quy định loại đất nông lâm nghiệp mà thay thế bằng những loại đất cụ thể theo mục đích sử dụng như đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất nuôi trồng thủy hải sản,…
Phân loại đất lâm nghiệp
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng phòng hộ là những diện tích được dùng với mục đích chống xói mòn, sạt lở, điều hòa khí hậu, giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra. Nó sẽ chia ra thành hai loại tùy vào mức độ xung yếu, đó là:
Rừng phòng hộ những nơi biên giới, bảo vệ nguồn nước sạch cho cộng đồng, rừng phòng hộ đầu nguồn.
Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát.
Đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất được dùng chủ yêu để cung cấp lâm sản. qua đó phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của con người. Bên cạnh đó, đất rừng sản xuất cũng có thể được kết hợp với những khu giải trí, nghỉ dưỡng mang đến nhiều dịch vụ môi trường rừng.
Đất rừng đặc dụng
Đất rừng đặc dụng là đất lâm nghiệp được quy định để dùng cho mục đích bảo tồn, gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên. Bên cạnh đó là phục vụ cho công tác nghiên cứu, thí nghiệm học liên quan đến rừng, các loại động vật, thực vật. Trừ những khu được bảo vệ nghiêm ngặt, đất rừng đặc dụng cũng được dùng trong trường hợp bảo tồn di tích quốc gia; du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng và cung ứng dịch vụ:
- Khu dự trữ thiên nhiên
- Khu bảo tồn loài – sinh cảnh
- Vườn quốc gia
- Khu rừng tín ngưỡng, bảo vệ môi trường sống đô thị, khu phát triển công nghệ cao, khu kinh tế,…
- Vườn thực vật, rừng giống quốc gia.
Mức giá đền bù thu hồi đất lâm nghiệp là bao nhiêu?
Công thức tính giá bồi thường đất rừng sản xuất cụ thể là:
Tổng số tiền đền bù đất rừng sản xuất = Tổng diện tích đất rừng sản xuất do Nhà nước thu hồi (m2) x Đơn giá đền bù đất rừng sản xuất (VNĐ/m2)
Trong đó: Giá đền bù đất (VNĐ/m2) = Giá đất theo khung giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất.
Cụ thể, khung giá đất do UBND cấp tỉnh hoặc tương đương ban hành. Thông thường khung giá đất này sẽ được áp dụng theo giai đoạn 5 năm, hết 5 năm thì UBND có thể cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Để biết mảnh đất đang được áp dụng khung giá nào cần xác định chính xác vị trí và tra trong bảng giá đã được ban hành.
Hệ số điều chỉnh giá đất được UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất chính thức từ cơ quan có thẩm quyền. Hệ số đất của các mảnh đất có thể khác nhau vì hệ số này không được sử dụng cố định theo năm hay giai đoạn.
Lưu ý: Nhà nước chỉ đền bù đối với diện tích đất nằm trong hạn mức cấp đất nông nghiệp do địa phương trình lên từ trước. Phần đất vượt hạn mức dù đủ điều kiện được đền bù cũng chỉ nhận được bồi thường chi phí đầu tư thay vì nhận được tiền đền bù đối với đất.
Đất lâm nghiệp không có sổ đỏ có được đền bù không?
Có được đền bù đất lâm nghiệp không có sổ đỏ khi Nhà nước thu hồi không? Đây là thắc mắc của không ít người đang ở trong tình huống đất bị thu hồi.
Người sử dụng đất lâm nghiệp không có sổ đỏ khi Nhà nước thu hồi đất nếu đáp ứng đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 của Luật đất đai 2013 thì được đền bù
Bên cạnh đó, đất lâm nghiệp không có sổ đỏ phải có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai mà chưa được cấp, thì khi thu hồi mới được bồi thường.
Cần đáp ứng điều kiện gì để được đền bù thu hồi đất lâm nghiệp?
Theo quy định tại Điều 26 Luật Đất đai năm 2013, khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; thu đất để phục vụ cho sự phát triển kinh tế- xã hội, phát triển vì lợi ích quốc gia, công công thì người sử dụng đất sẽ được Nhà nước bồi thường về tiền và được hỗ trợ theo quy định.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý một số trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà không đền bù được quy định tại Điều 82 Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể các trường hợp như sau:
- Đất lâm nghiệp bị thu hồi do vi phạm quy định pháp luật về đất đai;
- Đất lâm nghiệp không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai hiện hành(trừ trường hợp đất lâm nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp);
- Đất lâm nghiệp được Nhà nước giao người dân để quản lý;
- Các trường hợp thu hồi đất lâm nghiệp do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước;
- Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;
- Đất được Nhà nước cho thuê và trả tiền thuê đất hằng năm, đất thuê và trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất (ngoại trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng);