Đất đai

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI MẤT BAO NHIÊU TIỀN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI MẤT BAO NHIÊU TIỀN

Các tình huống tranh chấp đất đai được giải quyết dưới dạng vụ kiện dân sự, bao gồm bên nguyên đơn (bên khởi kiện) và bên bị đơn (bên bị khởi kiện). Đất đai là một loại tài sản có giá trị lớn. Tranh chấp đất đai là một loại tranh chấp có trình tự, thủ tục giải quyết rất phức tạp. Các bên phải tiến hành thu thập rất nhiều tài liệu trong giải quyết vụ án. Hơn nữa, quá trình giải quyết tranh chấp đất đai thường kéo dài. Luật Nguyên Phát là công ty uy tín cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai là rất cần thiết để đương sự có thể bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

MỨC ÁN PHÍ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Đây là chi phí giải quyết tranh chấp đất đai trên Tòa án và mức phí do pháp luật quy định.

1.1. Người nộp tạm ứng án phí là ai?

Theo quy định của Nhà nước, người nộp đơn khởi kiện (nguyên đơn) giải quyết tranh chấp đất đai sẽ là người thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án, trừ những trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

1.2. Người nộp án phí là ai?

  • Căn cứ quy định tại Điều 147 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và Khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, chủ thể có nghĩa vụ chịu án phí trong vụ án tranh chấp đất đai là:
  • Nguyên đơn hay người khởi kiện phải chịu toàn bộ phí tòa án tranh chấp đất đai trong trường hợp yêu cầu của họ không được tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
  • Bị đơn (bên bị kiện) phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được tòa án chấp nhận.
  • Các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 147 Luật Tố tụng dân sự.
  • Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm thì những đương sự còn lại vẫn phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định.
  • Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì khi vụ án được tiếp tục giải quyết, nghĩa vụ chịu án phí tranh chấp đất đai sơ thẩm sẽ được quyết định theo quy định.
  • Nếu kháng cáo thì đương sự kháng cáo là người phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp bản án hay quyết định sơ thẩm được giữ nguyên.
  • Nếu bản án hay quyết định sơ thẩm có sửa đổi hoặc hủy hoàn toàn thì bên kháng cáo không phải chịu án phí. Khi đó, tòa án cần xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 Bộ Luật Tố tụng dân sự.

1.3. Cách Tính Án Phí Trong Tranh Chấp Đất Đai

Nếu tòa án không xem xét giá trị tài sản mà chỉ xem xét quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng.

Nếu tòa án phải xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng, cụ thể:

Giá trị tài sản Mức án phí Mức tạm ứng án phí
Án phí sơ thẩm
Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng

Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

Từ trên 6.000.000 – 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
Từ trên 400.000.000 – 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
Từ trên 800.000.000 đồng – 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng.
Từ trên 2.000.000.000 – 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng.
Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
Án phí phúc thẩm 
300.000 đồng 300.000 đồng

2. CÁC CHI PHÍ KHÁC

2.1. Chi phí thẩm định, định giá tài sản

Đối với các tranh chấp đất đai mà các đương sự không hòa giải được, Tòa án sẽ yêu cầu tiến hành việc thẩm định, định giá tài sản. Việc thẩm định, định giá tài sản do hội đồng định giá do các bên thống nhật lựa chọn hoặc Tòa án chỉ định tiến hành. 

Chi phí thẩm định, định giá tài sản sẽ do các đương sự chi trả. Tùy vào nội dung vụ việc mà phí thẩm định, định giá tài sản khác nhau.

2.2. Chi phí giải quyết tranh chấp đất đai tại Luật Nguyên Phát

LUẬT NGUYÊN PHÁT, với nhiều luật sư và chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm đã hỗ trợ cho khách hàng trên toàn quốc và khách hàng nước ngoài giải quyết tại nhiều Tòa án. Luật Nguyên Phát tự hào có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến Hôn nhân và Gia đình, Doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực tranh chấp Đất đai.

Điện thoại: 1900 633 390

Giờ làm việc: Thứ 2 đến thứ 7 – 8:00 sáng đến 5:30 chiều 

Địa chỉ trụ sở: Tầng 4 Tòa nhà Tasco Building, Số 21A ngõ 158 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội

Chi phí hỗ trợ giải quyết các vụ kiện tranh chấp Đất đai tại Luật Nguyên Phát sẽ bao gồm: Chi phí thu thập tài liệu khởi kiện, chi phí tư vấn đưa ra phương án giải quyết, chi phí giải quyết,..

Như vậy, thông qua bài viết này bạn đã biết được mức án phí tranh chấp đất đai. Nếu bạn còn khúc mắc cần giải đáp thêm hoặc có những vấn đề pháp lý liên quan cần giải quyết hãy liên hệ ngay với Luật Nguyên Phát để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất!

TRANH CHẤP KIỆN ĐÒI LẠI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Tranh chấp về đất đai rất đa dạng như tranh chấp về quyền sử dụng dất do lấn chiếm, tranh chấp sử dụng đất mà người sử dụng đất chiếm hữu ngay tình, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất … Trong đó, việc giải quyết các vấn đề liên quan đến việc khởi kiện đòi quyền sử dụng đất rất phức tạp nên hôm nay, Luật Nguyên Phát xin đưa ra một số ý kiến để giải quyết vấn đề trên, như sau:

Đối với trường hợp quyền sử dụng đất được chuyển giao cho người khác do thực hiện các chính sách đất đai của Nhà nước

Một số chính sách đất đai của Nhà nước trước đây như chính sách ra vào hợp tác xã, chính sách nhường cơm- xẻ áo, chính sách yêu thương đùm bọc lẫn nhau… Do thực hiện các chính sách đất đai của Nhà nước nên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã chuyển giao cho người khác sử dụng.

Đối với các trường hợp này, nhà nước không thừa nhận đòi lại đất mà nhà nước đã lấy chia cấp cho người khác trong quá trình thực hiện chính sách đất đai trước đất.

Đối với trường hợp quyền sử dụng đất khác

Chẳng hạn, người sử dụng đất cũ có đất trước đây do khai hoang, phục hóa, do cha ông để lại, thừa kế, tặng cho nhưng vì chiến tranh hoặc do làm ăn gặp khó khăn nên người sử dụng đất cũ đã chuyển đi nơi khác làm ăn, sinh sống. Khi giải phóng chủ đất không về quản lý sử dụng nên đã có một số người đã tự ý xây dựng, canh tác trên diện tích đất đó cho đến nay. Người đang sử dụng đất đã sử dụng đất này từ trước hoặc từ khi Luật đất đai năm 1987 có hiệu lực, một thời gian dài không có ý kiến gì, nay mới khởi kiện đòi lại.

Khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa người sử dụng đất cũ và người đang sử dụng đất, cần làm rõ thời gian sử dụng của của người sử dụng đất cũ và người sử dụng đất mới, ai là người đứng tên kê khai đăng kí và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người có thời gian thực tế trực tiếp sử dụng đất tranh chấp.

Theo khoản 1 Điều 166 BLDS 2015 quy định về quyền đòi lại tài sản: “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.”. Trong trường hợp này, nếu người sử dụng đất cũ đã kê khai, đăng ký và được đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Trong khi đó người đang sử dụng đất không có các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền chiếm hữu, sử dụng đất thì người sử dụng đất cũ được công nhận quyền sử dụng đất.

Trong trường hợp người sử dụng đất cũ không kê khai, không đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính, không thực hiện quyền quản lý, sử dụng của chủ sử dụng đất. Còn người đang sử dụng đất đã kê khai, đăng ký và được đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính; đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng trình tự, thủ tục việc kê khai, đăng ký, và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của Luật đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan . Theo khoản 1 Điều 166 BLDS 2015 quy định về quyền đòi lại tài sản: “2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.” . Trong trường hợp này, yêu cầu đòi lại đất của người sử dụng đất cũ sẽ bị bác bỏ và công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho người đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đối với trường hợp người sử dụng đất cũ và người đang sử dụng đất đều được cấp giấy chứng nhận (cấp trùng nhau), nay các bên tranh chấp quyền sử dụng đất. Đối với trường hợp này, cần xác minh thời gian sử dụng của các bên, thu thập các tài liệu, chứng cứ về việc thực hiện thủ tục kê khai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, căn cứ pháp lí để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các bên và cần xác minh ý kiến của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để làm rõ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đúng pháp luật không. Trên cơ sở đó, để đưa ra căn cứ để công nhận quyền sử dụng đất cho bên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.

Đối với trường hợp cả hai bên đều chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng trong quá trình liên tục, quản lí sử dụng đất cho đến nay, người sử dụng có kê khai, đứng tên trong số đăng kí ruộng đất, sổ địa chính. Trong khi đó, người sử dụng cũ không kê khai, đăng kí quyền sử dụng đất. Trường hợp này, để giải quyết vụ việc thì cần xác minh thời gian sử dụng đất của các bên, thu thập các tài liệu, chứng cứ về việc người đang sử dụng đất thực tế đã sử dụng đất trong thời gian bao lâu, người sử dụng cũ đã từ bỏ quyền sử đất của mình trong hoàn cảnh nào, từ bỏ từ thời gian nào. Làm rõ ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về tranh chấp kiện đòi lại quyền sử dụng đất. Nếu bạn còn khúc mắc cần giải đáp thêm hoặc có những vấn đề pháp lý liên quan cần giải quyết hãy liên hệ ngay với Luật Nguyên Phát để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất!

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.