Hôn nhân và Gia đình, Luật sư và tư vấn viên

AI ĐƯỢC GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN?

AI ĐƯỢC GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN?

Theo quy định của pháp luật khi ly hôn không cấm việc vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con. Nhưng vẫn có những quy định để hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của chồng và đảm bảo quyền lợi cho người vợ khi đang có thai, sinh con và nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Ngược lại nếu vợ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng chăm sóc con thì chồng được phép giành quyền nuôi con. Nếu hai vợ chồng đã có thỏa thuận về quyền nuôi con sẽ dễ dàng hơn khi Tòa án giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận dẫn đến việc phân xử quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn sẽ phức tạp hơn.

Con dưới 36 tháng tuổi (dưới 3 tuổi).

Theo quy định con dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, Tòa sẽ xem xét đến yếu tố khác nếu người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Hoặc cả hai vợ chồng có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Do đó, không phải trường hợp nào con dưới 3 tuổi mẹ cũng được trực tiếp nuôi con.

Con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi.

Lúc này, quyền nuôi con của hai vợ chồng là ngang nhau. Việc thỏa thuận nuôi con chung giữa hai vợ chồng vẫn sẽ được Tòa án chấp thuận. Tuy nhiên, nếu không thỏa thuận được Tòa án sẽ căn cứ vào khả năng nuôi con như: Tư cách đạo đức; điều kiện kinh tế; thời gian chăm sóc; gần gũi con;… để quyết định việc giao con cho vợ hoặc chồng nuôi. Trong trường hợp hai vợ chồng có 02 con chung thì có thể phân định vợ hoặc chồng đều được trực tiếp nuôi con. Nhưng nếu một trong hai bên có thể chứng minh được lợi thế của mình thì có thể nuôi tất cả các con.

Con từ đủ 7 tuổi trở lên.

Theo quy định của pháp luật hiện hành con trên 7 tuổi trở lên có quyền được đưa ra ý kiến của mình về việc ở với cha hoặc mẹ sau ly hôn. Tòa sẽ phải xem xét nguyện vọng của con, căn cứ vào các yếu tố của cha và mẹ rồi mới quyết định cho ai trực tiếp nuôi con.

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn thuộc về ai?

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Thưa luật sư Luật Hùng Bách! Tôi và chồng tôi kết hôn năm 2020. Chúng tôi hiện nay có một cháu trai 2 tuổi. Nay tôi muốn ly hôn và muốn được nuôi con có được không? Quy định của pháp luật trong trường hợp này như thế nào?

Luật sư Ly hôn tư vấn.

Bạn hoàn toàn có thể ly hôn và giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Thứ nhất, nếu vợ chồng bạn đã thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi dạy, chăm sóc thì quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn sẽ được giao cho người đó.

Thứ hai, nếu vợ chồng bạn không thoả thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì khi yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn bạn là người được trực tiếp nuôi con vì bé mới 2 tuổi.(Căn cứ theo Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014). Tuy nhiên Tòa ăn sẽ căn cứ, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyền lợi về mọi mặt của con. Đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất và tinh thần. Bảo đảm việc học hành, đời sống hàng ngày và môi trường phát triển của con. Từ đó Tòa sẽ ra quyết định trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng.

Thủ tục chồng nộp đơn khởi kiện ra Tòa để thay đổi quyền nuôi con và giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi đã ly hôn.

Bước 1: Chồng chuẩn bị đầy đủ những bằng chứng, chứng cứ chứng minh về điều kiện kinh tế và tinh thần hơn vợ và đảm bảo con phát triển toàn diện. Về kinh tế: thu nhập thực tế, công việc ổn định; chỗ ở ổn đinh (nhà ở hợp pháp); đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho con. Về tinh thần: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con; tình cảm dành cho con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…

Hoặc chồng chứng minh được vợ không đủ điều kiện để nuôi con như: vợ có lối sống không lành mạnh; không có công việc, thu nhập ổn định; không có thời gian quan tâm đến con…

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con dưới 3 tuổi tại Tòa án nhân dân huyện, quận nơi bị đơn (người đang nuôi con) đang cư trú, làm việc.

Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ. Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Bạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án huyện, quận. Sau đó nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án. Tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Sau đó ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.