Cần phải làm gì khi trong gia đình có bố là người nghiện rượu?
Tôi đã phải đấu tranh với những cảm xúc mâu thuẫn này trong một thời gian dài, tôi không biết phải làm gì?
Năm nay tôi 19 tuổi, bố tôi là một người nghiện rượu. Một thời gian, mẹ tôi rất cố gắng ngăn cản ông uống rượu nhưng ông tìm cách để giấu mẹ tôi.
Khi tôi còn nhỏ, ông luôn luôn quát mắng chị gái tôi. Khi tôi 9 tuổi,ông bắt đầu chuyển sang la hét, quát mắng tôi một cách vô lí đặc biệt khi chị gái tôi đi học.
Chị gái của tôi cũng đã từng thường xuyên nổi cáu với tôi, tôi nghĩ bởi vì một thời gian dài chị ấy thường xuyên bị cha la mắng còn tôi thì không. Tôi đã luôn thấy rất khó chịu khi ông la hét chị gái. Do cách mà các thành viên gia đình đối xử với tôi, tôi có xu hướng tự cô lập, tách khỏi họ. Tôi cũng rất cẩn thận trong việc quản lý sự tức giận của chính mình, bởi vì tôi không muốn giống họ.
Mặc dù, tôi cảm thấy bố tôi đã làm tổn thương tôi và hành động thật ích kỷ nhưng ông vẫn là bố tôi, và khi ông không say xỉn ông vẫn đối xử tốt với những người khác. Hầu hết bạn bè tôi đều nghĩ ông ấy là một người thật tuyệt. Tôi cảm thấy đồng cảm với ông bởi vì tôi tin rằng ông cũng đã chịu đựng nhiều sự ngược đãi, hành hạ khi còn nhỏ.
Vì vậy, tôi ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan: Bố tôi đã làm tôi tổn thương và vẫn chưa chấm dứt hành vi này. Tôi không muốn ở gần ông hoặc có liên quan gì đến ông cả. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn ông ấy hạnh phúc và cảm thấy được yêu thương. Nếu tôi từ bỏ ông, tôi biết rằng tôi sẽ khiến ông tổn thương rất nhiều. Tôi đã nói một cách chân thành với ông rằng tôi cảm thấy như thế nào và mong muốn ông thay đổi nhưng ông nổi giận. Tôi đã phải đấu tranh với những cảm xúc mâu thuẫn này trong một thời gian dài, tôi không biết phải làm gì?
Cần phải làm gì khi trong gia đình có Bố là người nghiện rượu – Ảnh minh họa
Bạn thân mến,
Tôi hiểu rằng bạn cảm thấy bị tổn thương khi bố và chị gái thường nổi cáu với bạn mặc dù bạn không có lỗi. Thật không dễ dàng khi bạn phải chịu đựng một người cha nghiện rượu và thường xuyên quát mắng bạn trong thời gian dài như vậy.
Là một người nhạy cảm, bạn không muốn làm tổn thương bố, mặc dù ông đã gây tổn thương cho bạn. Bố của bạn thật may mắn khi có một người con biết suy nghĩ như bạn. Thật buồn khi ông không nhận ra điều này.
Tôi muốn bạn biết rằng, bạn không cô đơn trong tình huống khó xử này, việc bạn cảm thấy khó xử như vậy hoàn toàn không có gì xấu. Như bạn cũng đã chia sẻ, thật không công bằng khi chối bỏ bố bạn hoàn toàn. Ông ấy vẫn có những điểm tích cực. Ông đã không xa lánh bạn bè của bạn. Và bạn hiểu rằng hành vi của ông bắt nguồn từ quá khứ bị ngược đãi của ông. Có lẽ bạn không thể giải quyết vấn đề của bạn một mình và tôi nghĩ một vài điều sau có thể có ích.
Tập trung vào các hoạt động bạn yêu thích, bạn cũng có thể suy nghĩ về việc tham gia vào một câu lạc bộ nào đó phù hợp với bạn để tìm thấy niềm vui và có thêm các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống.
Tham gia trị liệu: không phải vì tôi nghĩ rằng bạn có vấn đề tâm thần, mà tôi nghĩ rằng bạn cần một nhà trị liệu có mục đích để giúp bạn giải quyết các ảnh hưởng khi có một người cha nghiện rượu. Một nhà trị liệu có thể cung cấp cho bạn sự hỗ trợ cần thiết để bạn xác định những gì bạn có thể và không thể làm để thay đổi tình hình. Tôi hy vọng bác sĩ trị liệu cũng sẽ làm việc với chị gái và mẹ của bạn trong quá trình này để xem xét liệu một can thiệp gia đình có hữu ích hay không. Việc hi vọng bố bạn từ bỏ rượu sẽ rất khó nếu ông không có ý định để giải quyết vấn đề này.
Tha thứ: Tìm cách để tha thứ cho bố của bạn khi ông đã là một người bố không hoàn hảo. Đúng vậy, bố bạn thực sự không hoàn hảo nhưng dường như ông cũng đã cố gắng. Ông không đủ tốt nhưng dường như ông vấn xoay xở để được ở với gia đình bạn và nuôi bạn. Sự tha thứ không có nghĩa là để cho ông tiếp tục những hành vi tiêu cực của mình, sự tha thứ sẽ có thể giúp bạn bước tiếp và có thể tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn.
Chúc bạn mọi điều tốt lành!
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, phổ biến. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúp về tâm lý quý khách hãy gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý : 1900.633.390 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn.