Mẫu đơn ly hôn 2023: Cách viết đơn ly hôn theo quy định Tòa án
1. Xin mẫu đơn ly hôn mới nhất ?
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN LY HÔN
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN…
Tôi tên :………………………………………………. năm sinh :………………………………………………
CMND (Hộ chiếu) số:: ………………………….. ngày và nơi cấp : ………………………………….
Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ liên lạc)……………………………………………………………………….
Xin được ly hôn với: ……………………………. năm sinh :………………………………………………
CMND (Hộ chiếu) số:………………………….. ngày và nơi cấp :……………………………………..
Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ) …………………………………………………………………………………………..
* Nội dung xin ly hôn: (A1)
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
* Về con chung: (A2)
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
* Về tài sản chung: (A3)
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………… Ngày ……….. tháng……….. năm……..
Người làm đơn
(Ký tên – Ghi rõ họ và tên)
Tư vấn luật và Hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn:
+ Phần nội dung đơn ly hôn: Ghi thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không, phần này cần thể hiện tình trạng mâu thuẫn vợ chồng và nguyên nhân mâu thuẫn …. Làm đơn này đề nghị tòa giải quyết việc ly hôn.
+ Phần con chung: Nếu đã có con chung ghi thông tin các con chung (tên, ngày tháng năm sinh…), nguyện vọng và để nghị nuôi con …. Nếu chưa có con chung ghi chưa có.
+ Phần tài sản chung: Nếu có tài sản ghi thông tin về tài sản (liệt kê toàn bộ), trị giá thực tế, đề nghị phân chia … và Nếu không có tài sản chung ghi không có.
+ Phần nợ chung: Nếu có nợ chung ghi cụ thể số nợ, (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ…) và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong đơn. Nếu không có nợ chung ghi không có.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN LY HÔN
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN …
Tôi tên : Nguyễn Văn A năm sinh : 19…………………………
CMND (Hộ chiếu) số: ………… ngày cấp: …/…./20… và nơi cấp : Công an tỉnh…
Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ liên lạc) Xóm…, xã…, huyện…, tỉnh…
Xin được ly hôn với: Bà Nguyễn Thị B năm sinh 19……
CMND (Hộ chiếu) số: ………. ngày cấp…/…/20… và nơi cấp : Công an tỉnh…
Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ) Xóm…, xã…, huyện…, tỉnh…
* Nội dung xin ly hôn: (A1) (Các bên trình bày theo hoàn cảnh và lý do thực tế của mình), Luật Minh Khuê chỉ đưa ra một ví dụ cụ thể về cách ghi để khách hàng tham khảo.
Ngày…. tháng … năm … Tôi có kết hôn với bà Nguyễn Thị B và chung sống với nhau hạnh phú đến đầu năm 20… thì Bà Nguyễn Thị B có quan hệ ngoài luồng (ngoại tình) với một người đàn ông khác cùng thôn. Mặc dù tôi đã nhiều lần khuyên giải để đảm bảo hạnh phúc gia đình nhưng Vợ tôi là bà Nguyễn Thị B không thay đổi đẫn đến gia đình thường xuyên mâu thuẫn Ảnh hưởng đến việc tâm sinh lý cũng như việc học hành của các con tôi.
Ngày…tháng…năm…. Tôi và vợ tôi đã chính thức sống ly thân đến nay đã tròn…..năm. Đời sống chung của chúng tôi không thể hòa hợp nay làm đơn này để đề nghị tòa án nhân dân Quận/huyện…giải quyết thủ tục ly hôn.* Về con chung: (A2) (Ghi thông tin con chung và thỏa thuận quyền nuôi con và trợ cấp cho con nếu có), Luật Minh Khuê đưa ra một ví dụ cụ thể về cách ghi để khách hàng tham khảo.
Chúng tôi có hai con chung:
1. Cháu: Nguyễn Văn Đ Sinh năm:….
Số CMTND: …………. Ngày cấp:…/…/20… Nơi cấp: Công an tỉnh:…
Nghề nghiệp: Công nhân cơ ký tại Xí nghiệp cơ khí số 3 tỉnh…
2. Cháu Nguyễn Thị E Sinh năm …….
Hiện là học sinh lớp 8B, Trường THCS xã….., huyện……tỉnh….
Chúng tôi thỏa thuận sau khi ly hôn Cháu Nguyễn Thị E sẽ ở sinh sống cùng với Mẹ, hàng tháng Tôi sẽ trợ cấp cho cháu một khoản tiền là:…..VNĐ (bằng chữ………….đồng) đến khi cháu tròn 18 tuổi.
* Về tài sản chung: (A3) (Các bên có quyền tự thỏa thuận phân chia tài sản hoặc yêu cầu tòa án phân chia theo quy định của pháp luật nếu như không thể thỏa thuận). Luật Minh Khuê đưa ra một số ví dụ về các trường hợp các bên đạt được thỏa thuận phân chia tài sản.
Trong trường hợp đạt được thỏa thuận mục này chỉ cần ghi: Tài sản chung, riêng do hai bên tự nguyện thỏa thuận không yêu cầu tòa án phân chia. Nếu không có tài sản thì chỉ cần ghi : “Không có tài sản và không yêu cầu tòa án phân chia”
Trong trường hợp có tài sản không thỏa thuận được: Các bên liệt kê Tài sản chung của hai vợi chồng và ghi rõ yêu cầu tòa án phân chia theo đúng quy định của pháp luật.
……………… Ngày ……….. tháng……….. năm……..
Người làm đơn
(Ký tên – Ghi rõ họ và tên)
2. Tư vấn ly hôn khi vợ ngoại tình ?
Cuộc sống gia đình mâu thuẫn, tôi đi làm và đã ngoại tình với người khác, sự việc vỡ lỡ ra, chồng tôi nói sẽ tha thứ cho tôi để tôi nuôi con. Tuy nhiên chồng tôi đã đi kiện khắp nơi mục đích muốn làm rõ sự việc.anh còn gọi điện thông báo cho gia đình và người thân của tôi khắp nơi biết. Tôi đã có ý định ly hôn, nhưng tôi là người gây ra lỗi, lỗi vi phạm luật hôn nhân và gia đình, rồi công ăn việc làm của tôi không ổn định.
Vậy tôi có khả năng được nuôi con hay không ? Tôi rất sợ khi tôi ly hôn tôi sẽ không được nuôi con, vì nhà chồng tôi rất có điều kiện kinh tế, tôi sợ uy lực của đồng tiền mà tôi không được nuôi con.
Tôi rất mong nhận được mail trả lời của luật sư. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Trong trường hợp này, vợ chồng bạn có hai con. Con gái đầu hơn 4 tuổi, con trai hơn 2 tuổi tính đến hiện nay. Khi ly hôn, trước hết Tòa án sẽ tôn trọng thỏa thuận giữa hai vợ chồng trước khi ly hôn. Do đó, trong trường hợp nếu thỏa thuận được thì bạn có quyền nuôi cả hai con nếu chồng bạn đồng ý, hoặc ngược lại chồng bạn sẽ là người nuôi hai con nếu bạn đồng ý.
Trong trường hợp vợ chồng bạn không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của các con. Vì hai con của bạn đều dưới 7 tuổi nên không cần xem xét đến nguyện vọng của con muốn ở với bố hay ở với mẹ, quyền quyết định thuộc về hai bạn (nếu thỏa thuận được) hoặc theo quyết định của Tòa án.
Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác (ví dụ hai vợ chồng thỏa thuận để chồng nuôi con để đảm bảo tốt quyền và lợi ích cho con, đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất cho con) hoặc người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con như không có việc làm, việc làm không ổn định, không có đủ tiền, không đáp ứng được nhu cầu của việc nuôi con thì sẽ không được nuôi con.
-> Như vậy, trong trường hợp này, khi ly hôn thì bạn vẫn có quyền nuôi con trong trường hợp chồng bạn đồng ý cho bạn nuôi con, hoặc trong trường hợp Tòa án thấy bạn có đủ điều kiện để đáp ứng đầy đủ quyền lợi cho con thì bạn cũng có thể nuôi con, nhất là người con trai thứ hai dưới 36 tháng tuổi.
3. Thủ tục chuyển hộ khẩu sau khi ly hôn ?
Luật sư tư vấn:
Điều 27 Luật cư trú 2006 quy định về việc tách khẩu như sau:
“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu
1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”.
Theo quy định pháp luật trên thì nếu muốn tách khẩu bạn phải được sự đồng ý của chủ hộ thì bạn mới tách khẩu được.
Những điều cần lưu ý: Nếu chồng chị không đồng ý cho chị tách khẩu thì chị có thể nhờ công an xuống hòa giải. Tham khảo bài viết liên quan:Thủ tục chuyển khẩu khi khi chuẩn bị ly hôn? và Điều kiện để được tách khẩu riêng cho gia đình ?
4. Căn cứ để tòa án cho ly hôn là gì ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.633.390
Luật sư tư vấn:
Khoản 1, Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội quy định: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn.
Trong trường hợp của em gái bạn, cô ấy có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Còn việc có giải quyết cho ly hôn hay không thì sẽ dựa trên căn cứ tình trạng hôn nhân trên thực tế của em gái bạn và chồng cô ấy.
Như vậy, tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì tòa án quyết định cho ly hôn.
Theo đó, về căn cứ cho ly hôn, tại điểm a Mục 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP thì:
“a. Tòa án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.
a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.”
5. Ai được quyền tiến hành thủ tục ly hôn ?
>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi: 1900.633.390
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được…”
Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì chồng bạn hoàn toàn có quyền ly hôn với bạn nếu như chồng bạn có căn cứ về việc bạn có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Thủ tục ly hôn đơn phương:
Chồng bạn cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau gửi lên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bạn cư trú để được giải quyết:
– Đơn xin ly hôn đơn phương
– Bản chính giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng bạn
– Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu của vợ chồn bạn
– Bản sao có chứng thực chứng minh thư của vợ chồng bạn
– Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con bạn (nếu có)
– Giấy tờ về tài sản (nếu có tranh chấp về tài sản). Tham khảo bài viết liên quan: Mẫu đơn thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn ? và Làm thủ tục ly hôn đơn phương có cần hòa giải tại xã không ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.633.390 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Nguyên Phát. Rất mong nhận được sự hợp tác !