Hôn nhân và Gia đình

CHỒNG CÓ QUYỀN YÊU CẦU LY HÔN KHI VỢ ĐANG MANG THAI KHÔNG?

I. Quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng

Tại khoản 3 Điều 51, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. 

Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, từ tính nhân đạo của pháp luật, Luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong một số trường hợp. Theo đó, việc xác định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng được dựa vào ba mốc thời gian: 

1. Trong khoảng thời gian mang thai của người vợ

Về trạng thái có thai của người vợ, việc xác định trạng thái này dựa trên cơ sở sinh học thông qua quá trình thụ thai và phát triển của trứng để thành thai nhi. Khi người vợ được xác định là đang có thai thì chồng của họ không có quyền yêu cầu ly hôn. 

Tuy nhiên, nếu người vợ không thể mang thai nên đã nhờ người khác mang thai hộ thì việc xác định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng của cả bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ như sau: 

– Đối với bên mang thai hộ: Tuy là mang thai hộ, không phải con chung nhưng tại thời điểm đó, về mặt sinh học, người vợ đó vẫn được xét là đang mang thai. Chính vì vậy mà người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong thời gian người vợ mang thai hộ. 

– Đối với bên nhờ mang thai hộ: Do nhờ người mang thai hộ mà trên thực tế người vợ bên nhờ mang thai hộ được xét là không mang thai. Bởi vì người mang thai lúc này là bên mang thai hộ chứ không phải người vợ bên nhờ mang thai. Lúc này, người chồng vẫn có yêu cầu ly hôn mà không bị hạn chế.

2. Trong khoảng thời gian người vợ sinh con

 Về việc người vợ sinh con, xét trên khía cạnh bảo vệ bà mẹ và trẻ em, nếu người chồng chỉ bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong quá trình sinh con là không hợp lý. Trên thực tế, quá trình sinh con chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian và quá trình này diễn ra trong thời gian tối đa là khoảng 10 giờ. Như vậy, sự kiện sinh con của người vợ được coi là một trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng nhưng không chỉ vào thời điểm người vợ sinh con mà kéo dài cho đến khi được 12 tháng. 

3. Trong khoảng thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi

về việc người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi: Nếu vợ đang chăm sóc con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn. Điều này áp dụng cả với trường hợp mang thai hộ. Trước khi giao đứa bé về bên nhờ mang thai hộ, nếu người vợ mang thai hộ sau khi sinh mà đang chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ thì cũng được coi là người vợ đang nuôi con.

Quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 chỉ đặt ra đối với người chồng mà không áp dụng đối với người vợ. Có nghĩa là trong mọi khoảng thời gian, dù người vợ đang có thai, đang sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu xét thấy tình cảm giữa vợ chồng đã hết và mâu thuẫn xung đột xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của cả hai bên cũng như của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh, dẫn đến việc người vợ có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ kiện ly hôn theo thủ tục chung

II. Nếu cả hai vợ chồng đều thuận tình ly hôn trong thời gian người vợ đang mang thai thì phải giải quyết như thế nào?

Trong khoảng thời gian người vợ đang mang thai, đang sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà cả hai bên thuận tình đồng ý ly hôn, thỏa thuận thành công việc chia tài sản cũng như vấn đề con chung thì Tòa cũng chưa thể chấp thuận và giải quyết trường hợp này. Nếu Tòa án thụ lý và giải quyết đơn thuận tình ly hôn của hai bên trong tình huống này đồng nghĩa với việc ngầm thừa nhận người chồng có quyền yêu cầu ly hôn khi người vợ đang có thai, đang sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi và sẽ vi phạm khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Vì vậy, cách xử lý trong trường hợp này là Tòa án cần giải thích cho đương sự biết về việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng đồng thời hướng dẫn để người vợ viết đơn yêu cầu ly hôn. Lúc này, Tòa án có thể thụ lý vụ án ly hôn theo yêu cầu của một bên (người vợ) căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

III. Dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh 

– Tư vấn các quy định pháp luật về ly hôn trên toàn quốc, ly hôn có yếu tố nước ngoài (ly hôn với người nước ngoài; ly hôn khi vợ, chồng ở nước ngoài);

– Tư vấn quyền và nghĩa vụ của khách hàng liên quan đến vụ việc;

– Tư vấn về tài sản chung, về quyền nuôi con, tư vấn giành quyền nuôi con khi các bên không thỏa thuận được;

– Hướng dẫn khách hàng thu thập, cung cấp giấy tờ và tài liệu liên quan như: căn cứ giải quyết ly hôn, giấy tờ chứng minh tài sản chung, tài sản riêng, nợ chung, công sức đóng góp tạo dựng tài sản; giấy tờ chứng minh lợi thế khi giành quyền nuôi con… để bảo vệ quyền lợi của mình;

– Tham gia đàm phán, hòa giải về ly hôn, chia tài sản chung, trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng;

– Hỗ trợ khách hàng giai đoạn thi hành án về tài sản hoặc về quyền nuôi con (giao con, nghĩa vụ cấp dưỡng);

– Tư vấn cho khách hàng giải quyết chia tài sản chung sau ly hôn;

– Tư vấn cho khách hàng thay đổi quyền nuôi con;

Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm về xử lý và giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục ly hôn trong và ngoài nước. Luật NP có đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn và đưa ra giải pháp để thực hiện thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian nhất cho Quý khách.

Trong trường hợp cần hỗ trợ tư vấn thêm bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 0975290453 hoặc 0364310003 để được các chuyên gia pháp lý của Luật NP hỗ trợ giải đáp.

Luật NP – Đồng hành pháp lý vững bước thành công

Đánh giá bài viết này!

Xem nhiều tuần qua

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.