I. Nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn thuộc về ai?
Căn cứ Điều 58 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.”
Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Căn cứ Mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:
– Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
– Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
Như vậy, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi thành niên (18 tuổi); nếu con thành niên mà không tự nuôi sống được bản thân do bị tàn tật hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có trách nhiệm cấp dưỡng không thời hạn theo quy định tại Chương VII Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con có khả năng, điều kiện và không cần cầu cấp dưỡng cho con thì không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nữa.
II. Mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:
“Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Và theo Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về phương thức cấp dưỡng như sau:
“Điều 117. Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Như vậy, mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn dựa vào thoả thuận của hai bên căn cứ vào thu nhập và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nếu không thoả thuận được thì Toà sẽ giải quyết.
Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng, tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.
III. Có được thay đổi quyền cấp dưỡng sau ly hôn không?
Căn cứ Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
– Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
+ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
+ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
– Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
– Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
+ Người thân thích;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+ Hội liên hiệp phụ nữ.
Theo đó, quyền cấp dưỡng được thay đổi khi đáp ứng một trong các điều kiện trên.
Như vậy, khi ly hôn, bạn và vợ cần thỏa thuận với nhau về mức cấp dưỡng nuôi con và yêu cầu Tòa công nhận thỏa thuận này. Trong trường hợp bạn muốn giành lại con thì bạn thỏa thuận với vợ về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con hoặc bạn phải chứng minh bạn có đủ điều kiện và khả năng nuôi dưỡng con tốt hơn vợ.
Căn cứ pháp lý: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
IV. DỊCH VỤ GIẢI QUYẾT LY HÔN NHANH
– Tư vấn các quy định pháp luật về ly hôn trên toàn quốc, ly hôn có yếu tố nước ngoài (ly hôn với người nước ngoài; ly hôn khi vợ, chồng ở nước ngoài);
– Tư vấn quyền và nghĩa vụ của khách hàng liên quan đến vụ việc;
– Tư vấn về tài sản chung, về quyền nuôi con, tư vấn giành quyền nuôi con khi các bên không thỏa thuận được;
– Hướng dẫn khách hàng thu thập, cung cấp giấy tờ và tài liệu liên quan như: căn cứ giải quyết ly hôn, giấy tờ chứng minh tài sản chung, tài sản riêng, nợ chung, công sức đóng góp tạo dựng tài sản; giấy tờ chứng minh lợi thế khi giành quyền nuôi con… để bảo vệ quyền lợi của mình;
– Tham gia đàm phán, hòa giải về ly hôn, chia tài sản chung, trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng;
– Hỗ trợ khách hàng giai đoạn thi hành án về tài sản hoặc về quyền nuôi con (giao con, nghĩa vụ cấp dưỡng);
– Tư vấn cho khách hàng giải quyết chia tài sản chung sau ly hôn;
– Tư vấn cho khách hàng thay đổi quyền nuôi con;
Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm về xử lý và giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục ly hôn trong và ngoài nước. Luật NP có đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn và đưa ra giải pháp để thực hiện thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian nhất cho Quý khách.
Trong trường hợp cần hỗ trợ tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ chúng tôi để nhận được phản hồi nhanh nhất.
Luật NP – Đồng hành pháp lý vững bước thành công
Hotline: 0364310003 hoặc 0975290453