Đất đai, Luật sư và tư vấn viên

03 TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT TRỒNG LÚA

03 TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT TRỒNG LÚA

1/ ĐẤT TRỒNG LÚA CÓ ĐƯỢC CHUYỂN NHƯỢNG KHÔNG?

Luật Đất đai hiện hành không có quy định cụ thể về đất trồng lúa có được chuyển nhượng hay không. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định như sau:

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Đồng thời, theo khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.

Như vậy, người sử dụng đất hoàn toàn có quyền chuyển nhượng đất trồng lúa. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng đất trồng lúa phải đáp ứng các điều kiện như đã nêu trên.

2/ 03 TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT TRỒNG LÚA

Việc chuyển nhượng đất trồn lúa được thực hiện khi các bên đáp ứng được điều kiện mà pháp luật quy định. Theo đó, 03 trường hợp dưới đây không được chuyển nhượng đất trồng lúa:

– Bên chuyển nhượng đất trồng lúa không đáp ứng điều kiện chuyển nhượng

Trường hợp bên chuyển nhượng đất trồng lúa thiếu một trong các điều kiện chuyển nhượng quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 như: Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;… thì được coi là không đủ điều kiện chuyển nhượng đất trồng lúa.

– Bên nhận chuyển nhượng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Theo khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.

– Bên nhận chuyển nhượng là tổ chức kinh tế

Theo khoản 2 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013, tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3/ HẠN MỨC NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT TRỒNG LÚA BAO NHIÊU?

Căn cứ Điều 130 Luật Đất đai 2013 hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp nói chung của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật Đất đai 2013.

Theo đó, tại Điều 129 Luật Đất đai 2013 quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp như sau:

“Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp

Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:

a) Đất rừng phòng hộ;

b) Đất rừng sản xuất.

…”

Như vậy, đối với đất trồng cây hàng năm trong đó có đất trồng lúa, hạn mức nhận chuyển nhượng đất trồng lúa cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là:

– Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

– Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

4/ PHÍ CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT TRỒNG LÚA NHƯ THẾ NÀO?

Dưới đây là một số khoản thuế, phí khi chuyển nhượng đất trồng lúa:

– Thuế thu nhập cá nhân:

Căn cứ Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất được tính theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng x 2%

– Lệ phí trước bạ

Theo Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, lệ phí trước bạ khi sang tên được xác định theo công thức sau:

Lệ phí trước bạ = 0.5% x Giá tính lệ phí trước bạ

– Phí thẩm định hồ sơ

Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC, phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp.

– Phí công chứng

Mức thu giữa các tỉnh thành không giống nhau (dao động từ 500.000 đồng đến 05 triệu đồng).

Trên đây là bài viết về 03 TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT TRỒNG LÚA. Nếu quý khách hàng đang đối diện với bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.633.390. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và sự tin tưởng của quý khách hàng!

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.